Chiều 3.12,điềuchỉnhphươngánđonồngđộcồnbanngàtin tức trong ngày trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, 10 ngày thực hiện kế hoạch phối hợp giữa PC08 và công an quận, huyện cùng thành phố Thủ Đức tổng kiểm soát nồng độ cồn cho thấy, người dân thành phố cơ bản chấp hành tốt quy định đã uống rượu bia thì không lái xe.
CSGT TP.HCM điều chỉnh phương án đo nồng độ cồn ban ngày
"Khi có đám tiệc, nhiều người cũng chủ động đi các phương tiện công cộng như xe ôm, taxi... Đó là sự chuyển biến tốt. Mục đích của việc tổng kiểm soát nồng độ cồn cả ngày lẫn đêm thời gian qua là vì tính mạng con người là trên hết, việc thực hiện nhằm kéo giảm tối đa tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn - nhất là thời điểm này nhiều cuộc tổng kết năm, tết dương lịch đang đến gần", lãnh đạo Phòng PC08 chia sẻ.
Do vậy, các cụm tổng kiểm soát nồng độ cồn của CSGT TP.HCM từ nay sẽ thay đổi phương án cho phù hợp từng thời gian ở từng tuyến đường.
Trả lời về việc người dân lo ngại thổi chung phễu đo nồng độ cồn định tính qua hàng trăm người, lãnh đạo Phòng CSGT cũng cho hay, khi đo nồng độ cồn bằng máy đo định tính, người dân chỉ cần giữ khoảng cách với phễu từ 10 - 20 cm, không chạm miệng vào phễu. Nếu máy này báo "có cồn" thì người dân được mời đo nồng độ cồn trên máy đo định lượng để xác định cụ thể mức vi phạm.
"Với máy đo nồng độ cồn định lượng, người dân sẽ được CSGT đưa ống thổi còn để trong túi ni lông để người dân biết rằng đó là ống mới, người dân có thể tự tay xé bao ni lông này, sau đó gắn vào máy đo và bắt đầu ngậm ống thổi, mỗi người một ống riêng biệt nên người dân có thể an tâm về vệ sinh", lãnh đạo Phòng PC08 nói.
CSGT TP.HCM đo nồng độ cồn: Vì sao không thay ống thổi